Sơn lót chống kiềm là loại sơn có màu trắng được dùng để phủ bề mặt tường làm lớp nền trước khi thi công lớp sơn màu trang trí. Sơn lót chống kiếm có tác dụng chính là chống kiềm, chống nấm mốc cho tường nhà.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. "Tính kiềm" làm cho bề mặt sơn phủ trang trí bị loang màu, ố vàng, rêu mốc, hư hỏng, bị phấn hóa và nặng hơn là khiến lớp sơn phủ bị bong tróc. Chính vì vậy, người ta đã sử dụng "sơn lót chống kiềm" để có thể kháng kiềm hiệu quả.
Thành phần chính có trong một thùng sơn lót chống kiềm bao gồm:

– Tinh màu, thành phần trước tiên mà chúng ta nhắc đến trong sơn chống kiềm đó chính là tinh màu.
+ Tinh màu gốc: Bao gồm những Tinh màu có tác dụng làm sơn trắng như màu của sơn lót chống kiềm và tạo độ phủ . Đúng như tên gọi của thành phần này, tác dụng của nó chính là tạo nên màu sắc, đồng thời giúp độ phủ của sơn qua sự hấp thụ ánh sáng.
+ Tinh màu phụ: Một thành phần sơn chống kiềm nữa cũng được gọi là tinh màu đó là loại phụ. Đây là một số chất giúp giảm dơ bẩn có thể gọi với cái tên là Aluminum Silicates, chất diatomaceous khống chế độ bóng trong sơn và verni,
chất chống rêu mốc Zinc Oxide chống rêu mốc, chất tạo cho sơn cứng Silaca and silicates, ngăn bào mòn và hoen ố.
– Chất liên kết: Nguồn gốc chủ yếu của chất liên kết là nhựa cây. Đây là thành phần của sơn chống kiềm giúp liên kết các tinh màu gốc có trong sơn và tinh màu phụ. Ngoài ra công dụng của nó cũng giúp dàn trải tạo thành màng sơn cứng.
– Dung môi: Là thành phần hòa quyện các thành phần với nhau để dễ thi công hơn. Dung môi thường là nước (sơn gốc nước), sơn gốc dầu, dầu – xăng thơm…
– Phụ gia: Thành phần cuối cùng của sơn chống kiềm chính là phụ gia. Nó gồm các chất có tác dụng như: chất nhờn làm giảm độ lắng của các phân tử màu, chống văng sơn, chất kháng vi khuẩn giúp sơn giữ được lâu, chất chống bọt hình thành khi pha chế sơn, quậy sơn, chống rêu mốc sinh sản trên bề mặt.
Tác dụng của sơn lót chống kiềm

Để hiểu rõ hơn về tác dụng của sơn lót chống kiềm, chúng ta cùng điểm qua những ưu điểm vượt trội mà sơn lót chống kiềm mang lại như sau:
- Sơn lót chống kiềm được ví như lớp băng keo hai mặt giúp tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ màu trang trí.
- Tạo bề mặt đồng nhất, tránh lệch màu khi thi công sơn phủ hoàn thiện.
- Góp phần tiết kiệm lượng sơn phủ màu vì tường đã sơn lót không bị lớp bột trét hoặc lớp xi măng khô hút sơn phủ.
- Kháng kiềm, chống phấn hóa, chống nấm mốc giúp tăng cao tuổi thọ cho lớp sơn phủ.
- Tăng cường khả năng chống thấm cho công trình.
Từ những ưu điểm trên chắc hẳn mọi người đã biết tác dụng của sơn lót chống kiềm là gì rồi đúng không. Chính vì vậy, đừng xem nhẹ lớp sơn lót này nhé. Nó là lớp sơn rất cần thiết nếu bạn muốn bảo vệ ngôi nhà của mình một cách toàn diện nhất. Hiện nay Loại sơn Onip có tính kháng kiềm rất cao, quý gia chủ có thể cân nhắc lựa chọn dòng sản phẩm này.